BÀI TUYÊN TRUYỀN GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 02 NĂM 2019
Kính thưa các thầy cô giáo cùng với các em học sinh thân mến!
Sáng ngày 01 tháng 02 năm 2019, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa thị xã phối hợp với Phòng Giáo dục đào tạo và Hội Văn học Nghệ thuật thị xã tổ chức trưng bày, giới thiệu sách, báo, tạp chí "Mừng Đảng, Mừng Xuân" Kỷ Hợi 2019. Ban tổ chức đã trưng bày, giới thiệu trên 400 cuốn sách, báo, tạp chí ở các thể loại với các nội dung: Tuyên truyền, giới thiệu về vai trò, lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn với truyền thống của Đảng bộ thị xã Đông Triều; các loại sách, báo, tạp chí ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh; Từ điển văn hóa lịch sử Việt Nam, Sách Di sản Hán nôm Đông Triều; các ấn phẩm đặc biệt "Mừng Đảng, Mừng Xuân"…
Nhân dịp này, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh đã tặng một số ấn phẩm báo chí đặc biệt Mừng Đảng, Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019 cho thị xã Đông Triều và Ban tổ chức của thị xã cũng đã trao tặng 10 cuốn sách về Bác Hồ và 01 bộ sách Di sản Hán Nôm Đông Triều cho di tích lịch sử nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Hồng Thái Tây; tặng 02 bộ sách Di sản Hán Nôm Đông Triều cho 50 trường Tiểu học và THCS trên địa bàn thị xã( trong đó có trường THCS Yên Thọ).
Trong buổi giới thiệu sách hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu đến các tát cả các thầy cô giáo, các em học sinh 02 bộ sách Di sản Hán Nôm Đông Triều.
Di sản Hán Nôm Đông Triều
( Địa chí cổ - Thần Tích thần sắc) Quyển 1:
Sách gồm 454 trang, khổ sách 16x24cm, do nhà xuất bản Hồng Đức biên soạn và được ấn hành năm 2017. Tập 1 bao gồm địa chí cổ, thần tích thần sắc, nói lên đầy đủ về địa lý tự nhiên, núi non sông ngòi, sản vật, thành trì, di tích và cả tính cách của con người Đông Triều. Phần thần tích, thần sắc nói lên lịch sử của các thần được thờ tại các đình, đền, nghè, miếu của thị xã hiện nay. Các thần đều có công giúp nước, che chở cho dân, được nhân dân các làng xã lập đền thờ và được nhiều đời vua phong kiến ban sắc phong phụng thờ. Cuốn Địa chí cố - Thần tích thần sắc cho biết, phần nhiều các làng xã ở Đông Triều xưa đều thờ các vị thần: Tản Viên sơn thánh; Cao Sơn, Quý Minh (những người em của Tản Viên sơn thánh) và Linh Lang đại vương (con trai của Lạc Long Quân xuống quai đê lấn biển). Đặc biệt, việc thờ thành hoàng ở nhiều làng xã Đông Triều xưa có liên quan đến triều đại nhà Trần. Các làng xã tôn một vua nhà Trần, hay vị tướng nhà Trần làm thành hoàng làng mình. Từ vua Trần Thái Tông đến vua Trần Duệ Tông đều được tôn làm thành hoàng làng. Bên cạnh đó, làng Hà Lôi thuộc tổng Mễ Sơn thờ Đại Liêu Phụ, Đại Liêu Tử, Bảo Huệ quốc mẫu, Thái Trưởng công chúa, Thượng Trân công chúa, Bảo Từ hoàng thái hậu. Làng Triều Khê tôn thờ vua Trần Anh Tông và An Sinh Vương làm thành hoàng. Làng Hoàng Xá thờ Phổ Hộ cư sĩ, Phổ Tế cư sĩ, Phổ Lại cư sĩ là 3 đồ đệ của Phật hoàng làm thành hoàng làng. Việc một số làng thờ vua quan nhà Trần làm thành hoàng của làng, hoặc có quy định việc thờ phụng, cúng lễ các vua Trần là lễ trọng của làng cho thấy giữa cộng đồng làng xã với các vua Trần có mối quan hệ đặc biệt ngoài quan hệ vua tôi như các làng xã phong kiến khác.
Di sản Hán Nôm Đông Triều
( Địa chí cổ - Thơ văn) Quyển 2:
Sách gồm 631 trang, khổ sách 16x24cm, do nhà xuất bản Lao Động biên soạn và được ấn hành năm 2018. Tập 2 gồm Đông Triều huyện chí, Đông Triều huyện phong thổ ký, Trần triều thánh tổ các xứ địa đồ và thơ văn Đông Triều. Tập sách cho biết cụ thể về núi sông và sự phân bố làng xã, các nghề truyền thống, các di tích lịch sử văn hóa... Cuốn địa chí cổ - thơ văn( di sản Hán Nôm Đôn Triều) có thơ của các vua nhà Trần (Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông), của vua Lê Thánh Tông, của các quan lại như: Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trãi, của nhóm thơ Thi xã Bích Động (gồm Trần Quang Triều, Nguyễn Ức, Nguyễn Sưởng và Nguyễn Trung Ngạn) và sau này có thơ của các tác giả người Đông Triều như: Trần Đình Thâm, Trần Công Cẩn.
Hy vọng sau buổi giới thiệu sách hôm nay, các em hãy đến thư viện của trường THCS Yên Thọ để tìm và đọc bộ sách: "Di sản Hán Nôm Đông Triều" này nhé, vì Di sản Hán Nôm ở Đông Triều là những tư liệu thành văn vô cùng quan trọng không chỉ giúp chúng ta hiểu về một vùng đất mà còn biết thêm về cội nguồn, bản sắc văn hóa của dân tộc.
TTHTCĐ - XÃ YÊN THỌ
|
|
- TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN THỌ TỔ CHỨC TẾT TRỒNG CÂY ĐẦU XUÂN KỶ HỢI 2019.
- Trường THCS YênThọ hưởng ứng Tết trồng cây–Xuân Kỷ Hợi 2019
- Trường mầm non Yên Thọ thực hiện tết trồng cây làm theo lời Bác
- Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, khi cái Tết trong mọi nhà qua đi; chồi non chớp nụ trên cành, làng tôi vào mùa lễ hội.
- Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, khi cái Tết trong mọi nhà qua đi; chồi non chớp nụ trên cành, làng tôi vào mùa lễ hội.
- Tết vì người nghèo của chi hội phụ nữ thôn Thọ Tràng
- TẾT YÊU THƯƠNG CỦA TRƯỜNG THCS YÊN THỌ
- TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN THỌ TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ TIẾT SINH HOẠT TẬP THỂ CHỦ ĐỀ "NGÀY TẾT QUÊ EM"
- Hội nghị tổng kết công tác khuyến học và TTHTCĐ năm 2018, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2019.
- Trường THCS Yên Thọ phát động giúpđỡ hộ nghèo thoát nghèo
- Trường Mầm non Yên Thọ tổ chức chương trình Gala Tết với chủ đề“Ngày tết quê em”
- XÃ YÊN THỌ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC AN-QP NĂM 2018 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ AN-QP NĂM 2019.
- LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI CỦA CHI BỘ TRƯỜNG MẦM NON YÊN THỌ
- TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN THỌ TỔ CHỨC LỄ SƠ KẾT HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2018 - 2019
- Đại hội MTTQ Việt Nam xã Yên Thọ nhiệm kỳ 2019-2024.
